gia-co-phieu-fpt-lien-tuc-tang-gia-tri

FPT là một trong những tập đoàn chuyên cung cấp dịch vụ viễn thông hàng đầu Việt Nam. Trong thời gian qua, tình hình kinh doanh của tập đoàn đã không ngừng phát triển, chính vì vậy đã mang lại cho ban lãnh đạo tập đoàn nguồn thu dồi dào.

Vừa qua, cổ phiếu FPT tăng 3,9% trong vòng 1 tuần, mang về về cho anh Trương Gia Bình, Chủ tịch HĐQT, 42,5 tỷ đồng.
Tuần qua, mã FPT có 3 phiên giảm và 2 phiên tăng. Đặc biệt, phiên ngày 12/11, mã FPT đã tăng sát giá trần, tới 53.500 đồng. Thanh khoản của FPT cũng ghi nhận mức khủng nhất phiên, đạt 3.514.400 cổ phiếu được mua vào, tương đương hơn 184 tỷ đồng. Lượng tiền này chiếm hơn 25% giá trị khớp của rổ VN30 phiên chiều chứng tỏ lực cầu FPT rất mạnh.

Chốt tuần, phiên ngày 13/11, cổ phiếu FPT tăng 1.500 đồng, tương đương2,8%, đứng mốc 54.500 đồng. Đây cũng là mức giá cao nhất của FPT trong vòng 1 năm qua.

Tính từ tháng 1/10, FPT đã tăng hơn 20%, mức tăng ấn tượng với một mã Bluechip. Trong tuần qua, VN-Index giảm 0,18% còn HNX-Index cũng chỉ tăng nhẹ từ 81,5 lên 81,57 điểm.

Theo thống kê của Bizlive, tài sản của gần 500 đại gia trong danh sách đã “bay” mất 453 tỷ đồng tuần qua. Hai đại gia Đoàn Nguyên Đức và Phạm Nhật Vượng giảm nhiều nhất, trong đó ông Vượng đã hao 425,94 tỷ dù VIC tăng trở lại trong phiên cuối tuần trong khi ông Đức đã giảm 208,66 tỷ đồng do HAG đóng cửa tại mức giá 13.900 đồng/cổ phiếu.

Hai người kiếm nhiều tiền nhất sàn là ông Trịnh Văn Quyết, Chủ tịch FLC và bà Nguyễn Thị Kiều Diễm, Chủ tịch kiêm TGĐ của với số tiền tương ứng là 70 tỷ đồng và 58 tỷ đồng. Chủ tịch FPT đứng thứ ba danh sách này.

Ngày 11/11, chia sẻ tại diễn đàn thường niên Nikkei Global Management tại Tokyo (Nhật Bản), Chủ tịch FPT khẳng định mục tiêu của tập đoàn là tiếp tục duy trì vị trí công ty CNTT hàng đầu ở Đông Nam Á và hướng tới mức tăng tưởng 30% trong 15 năm tới.

Cùng thời điểm, trong một nghiên cứu mới nhất, Boston Consulting Group (BCG), một trong hai tập đoàn tư vấn chiến lược lớn nhất thế giới, công bố chỉ có ba doanh nghiệp của Việt Nam là FPT, Vinamilk và Viettel có khả năng dẫn đầu, có hành động và đủ khả năng để vươn ra nước ngoài.

5/5 - (1 bình chọn)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *