an-ninh-do-thi-thong-minh-tai-ho-chi-minh

Đây chính là thông điệp được lãnh đạo TP.HCM khẳng định tại sự kiện Ngày An toàn thông tin Việt Nam 2017 diễn ra vào sáng ngày 23/11. Việc hình thành một đô thị thông minh thì việc ưu tiên là đảm bảo an toàn thông tin cho người dân tại Tp hồ Chí Minh, tránh những trường hợp sự cố mất an toàn thông tin như mất an toàn về thông tin tài khoản cá nhân của người dân.

tại sự kiện do Chi hội phía Nam – Hiệp hội An toàn thông tin Việt Nam (VNISA) tổ chức. Theo Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Trần Vĩnh Tuyến, lãnh đạo Thành phố đã phê duyệt đề án “Xây dựng TP.HCM thành thành phố đô thị thông minh giai đoạn 2017-2025” và sẽ chính thức công bố đề án vào ngày 26/11.

Ông Tuyến chia sẻ, trong đề án xây dựng TP.HCM thành thành phố thông minh sẽ dựa trên 4 cột trụ chính là Trung tâm dữ liệu mở, Trung tâm điều hành thông minh, Trung tâm mô phỏng chiến lược và Trung tâm An toàn thông tin (ATTT), trong đó vai trò của Trung tâm ATTT được đặc biệt nhấn mạnh do những thách thức ngày càng nghiêm trọng với đảm bảo ATTT và an ninh mạng hiện nay.

Cùng với sự tiến bộ của khoa học công nghệ và sự phổ cập rộng rãi các ứng dụng trong môi trường vạn vật kết nối Internet (IoT), các thách thức về ATTT và an ninh mạng internet cũng ngày một hiện hữu.

Tại hội thảo, ông Ngô Vi Đồng – Chủ tịch Chi hội phía Nam VNISA cho biết rằng, theo công bố về Chỉ số ATTT mạng toàn cầu của Liên minh Viễn thông Quốc tế (ITU) mới đây, Việt Nam đứng thứ 101/165 quốc gia và vùng lãnh thổ. Dù báo cáo vẫn còn nhiều yếu tố chưa hoàn chỉnh, nhưng điều này cho thấy công tác đảm bảo ATTT, phòng chống tội phạm công nghệ cao của Việt Nam vẫn còn nhiều thách thức. Mạng internet Việt Nam tuy du nhập sau các nước phương Tây nhưng cũng là một thị trường đầy tiềm năng, cùng các triển vọng phát triển, cung cấp một lượng khách các khách hàng cho các doanh nghiệp và sự việc tạo điều kiện cho việc học tập tìm kiếm thông tin của người dân.

an-ninh-do-thi-thong-minh-tai-ho-chi-minh-1

Hình ảnh: các chuyện gia họp bàn phương án phát triển tp Hồ Chí Minh.

Báo cáo của VNISA về tình hình ATTT cũng chỉ ra Việt Nam đang là một điểm nóng nhất về tình hình an ninh mạng trên toàn thế giới. Đến hết tháng 10/2017, Việt Nam đã là “mục tiêu” của hơn 11.000 cuộc tấn công mạng khác nhau. Tại Hội nghị APEC tổ chức vừa qua ở Việt Nam, các cơ quan an ninh mạng đã phát hiện 27 cuộc tấn công có chủ đích vào hệ thống hội nghị cấp cao và trung tâm báo chí. Vấn đề an ninh mạng internet của một đô thị thông minh là không thể thiếu, tính an toàn thông tin thông tin sẽ giúp cho người dân an tâm sử dụng các dịch vụ trên mạng internet.

Việt Nam cũng nằm trong nhóm ba nước hàng đầu chịu ảnh hưởng về các cuộc tấn công nhắm vào những thiết bị IoT, chiếm tới 15% tổng số các cuộc tấn công trên toàn cầu. Hơn 11% số lượng thư rác trên thế giới được phát tán từ các địa chỉ ở Việt Nam, đứng thứ 3 trong tất cả các quốc gia.

Cũng theo ông Đồng, những tiến bộ vượt bậc của công nghệ cũng là những cơ hội để tội phạm công nghệ cao khai thác tấn công mạng, tạo ra thách thức nghiêm trọng tới người dùng cuối, cơ quan, tổ chức và doanh nghiệp…

Tuy nhiên, triển khai các ứng dụng thông minh trên nền tảng thế giới kết nối là xu thế không thể đảo ngược. Bởi vậy, công tác đảm bảo an toàn thông tin, ngăn chặn và phản ứng hiệu quả trước các nguy cơ bị tấn công càng phải được đề cao.

Đây cũng là quan điểm của ông Dương Anh Đức – Giám đốc Sở TTTT TP.HCM khi ông cho rằng: “Các hệ thống, thiết bị càng tự động nhiều thì nguy cơ mất an toàn thông tin càng cao. Đây là thách thức mà chúng ta buộc phải đối mặt.”

Trước những cách thức tấn công ngày càng tinh vi, đa dạng, không một cá nhân, đơn vị nào có thể tự tin đảm bảo tuyệt đối an toàn thông tin. Do đó, nhiều chuyên gia đề xuất cần có sự hợp tác chặt chẽ giữa nhà nước với doanh nghiệp cũng như giữa các doanh nghiệp với nhau.

Ông Phạm Tùng Dương, Kỹ sư trưởng Trung tâm An ninh mạng của Công ty Hệ thống thông tin FPT, cho rằng: “Hiện nay không một đơn vị nào có thể một mình đảm bảo cung cấp dịch vụ an ninh mạng hiệu quả 100%. Bởi vậy, các đơn vị làm về an toàn thông tin phải hợp tác với nhau. Thậm chí, không phải các đơn vị cung cấp dịch vụ cho khách hàng mà phải là khách hàng và nhà cung cấp cùng nhau đảm bảo an toàn thông tin.” Hệ thống thông tin mạng khá lớn tại tp hồ Chí Minh cần phải có sự thống nhất, đồng lòng của toàn thể người dân cùng chính quyền cùng nhau xây dựng và phát triển.

Để làm nên dự án an toàn thông tin cho thành phố Hồ Chí Minh ông Trần Vĩnh Tuyến phó chủ tịch UBND Tp Hồ Chí Minh sẽ mời gọi tất cả các doanh nghiệp, chuyên gia trong giới công nghệ tìm ra giải pháp xây dựng hệ thống tường lửa để bảo mật thông tin cho cả thành phố tạo ra sự an ninh bảo mật cho người dân.

(Theo internet việt nam)

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *