(Internetvietnam) Chỉ trong 6 năm đi vào hạt động tuyến cáp quang biển quốc tế Châu Á – Thái Bình Dương (Asia America Gate Way – AAG) từng được coi là tuyến kết nối internet quốc tế huyết mạch với chi phí đầu tư tới 553 triệu đô thực sự đã không đảm bảo được mức độ kỳ vọng của các nhà cung cấp dịch vụ cũng như khách hàng khi liên tục xảy ra sự cố đứt cáp và thời gian khắc phục cho mỗi sự cố tốn rất nhiều thời gian, kinh phí cũng như nhân lực.

Mới đầu năm nay, ngay sau kì nghỉ năm mới 2015 tuyến cáp quang biển lại gặp sự cố tại phân đoạn cách trạm cập bờ Vũng Tàu 117 km và thời gian khắc phục sự cố hiện vẫn chưa được thông báo chính xác. Tuyến cáp quang AAG này từng được xem là tuyến kết nối internet huyết mạch với chi phí đầu tư lên đến 553 triệu đô. Tuy nhiên chỉ trong 6 năm đi vào hoạt động tuyến cáp quang này liên tục xày ra sự cố, trung bình một năm có từ 2 đến 3 lần xảy ra sự cố, với thời gian khắc phục kéo dài, nhất là trong năm 2014 liên tục xảy ra sự cố đứt cáp đã làm tốn nhiều kinh phí, nhân lực cũng như gây ảnh hưởng không nhỏ đến nền kinh tế khi việc giao dịch, trao đổi thông tin với quốc tế gặp nhiều khó khăn. Những sự cố trên đã khiến rất nhiều người dùng internet Việt Nam không khỏi bức xúc cũng như đặt câu hỏi về chất lượng, sự ổn định của tuyến cáp quang biển này.

cáp quang dự phòng apg
Với các nhà mạng có dung lượng đường truyền Internet quốc tế qua AAG chiếm từ 50 – 80%, việc lưu lượng băng thông bị sụt giảm, hướng truy cập Internet quốc tế của khách hàng chắc chắn bị ảnh hưởng. Để thay thế tuyến cáp quang biển AAG (một trong những hệ thống cáp ngầm xuyên đại dương lớn nhất thế giới có chiều dài tới 20.000km) hiện nay là điều không thể. Các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông lớn tại Việt Nam hiện nay như VNPT, Viettel, CMC, FPT hầu hết đều sử dụng các tuyến đường dự phòng để bổ sung dung lượng Internet cho tuyến cáp quang AAG và phương án cáp quang dự phòng apg được đưa ra.

CMC Telecom cho biết, nhà mạng này hiện chỉ sử dụng 15% lưu lượng kết nối từ tuyến cáp quang biển AAG nên mức độ ảnh hưởng tới khách hàng khi truy cập Internet hướng quốc tế hầu như rất nhỏ. CMC Telecom ngoài việc sử dụng các hướng dự phòng là tuyến cáp quang biển Liên Á (IACS) còn sở hữu tuyến cáp quang đất liền kết nối hướng Trung Quốc, Việt Nam, Lào, Thái Lan, Malaysia và Singapore.

Hiện tại, FPT và các nhà mạng lớn khác như  CMC Telecom, VNPT, Viettel,  cũng đang chung tay đầu tư vào tuyến cáp quang biển Châu Á – Thái Bình Dương APG (Asia Pacific Gateway). Với chiều dài hơn 11.000km và băng thông dự kiến 4Tbps, tuyến cáp quang biển này sẽ góp phần vào việc đảm bảo lưu lượng băng thông truy cập ra hướng quốc tế cho Việt Nam. Hy vọng tuyến cáp APG dự kiến ra mắt cuối năm 2015 này sẽ giúp người dùng Internet Việt Nam yên tâm hơn về tốc độ và sự ổn định.


Nguồn: https://internetvietnam.net

Xem thêm >>> Những vụ Hack Lớn Nhất Trong Lịch Sử Công Nghệ Của Thế Giới

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *