IPv6 (Internet Protocol version 6) là phiên bản mới nhất của Giao thức Internet (IP), giao thức truyền thông cung cấp một hệ thống định vị vị trí cho các máy tính trên mạng và định tuyến lưu lượng trên Internet. IPv6 đã được IETF phát triển để giải quyết vấn đề cạn kiệt tài nguyên của địa chỉ IPv4.

Internet Engineering Task Force (IETF) là tổ chức chịu trách nhiệm về việc xác định các tiêu chuẩn Giao thức Internet (IP). Khi phát triển IPv4, IETF đã không dự đoán trước được sự phát triển quá nhanh của Internet toàn cầu cũng như những vấn đề bảo mật Internet quan trọng khác Trong một thời đại bùng nổ công nghệ thông tin như hiện nay, những thiết bị vào được mạng internet đã trở nên phổ biến, từ những chiếc máy tính văn phòng cho đến những chiếc điện thoại di động đều có thể dễ dàng kết nối internet, vấn đề này dẫn đề nguồn tài nguyên địa chỉ ip đang dần cạn kiệt. Trong thiết kế ban đầu của IPv4, an ninh mạng không được coi trọng.

Vào những năm 1980, khi IPv4 đang được phát triển, thì Internet mới đang được xây dựng dưới sự hợp tác của một số tổ chức. Đến khi IPv4 hoàn tất, cũng là lúc Internet bắt đầu bùng nổ, các mối đe dọa trên Internet trở nên phổ biến. Nếu môi trường hiện tại của các mối đe dọa trực tuyến được dự đoán ngay từ khi phát triển IPv4 thì chúng ta đã có nhiều biện pháp bảo mật hơn được kết hợp với thiết kế của nó. Nhưng điều đó đã không xảy ra.

Tại các nước phát triển trên thế giới như Mỹ, Nhật, châu âu,… khái niệm về ipv6 đã sớm được hình thành và đem vào áp dụng. Các thiết bị chạy trên ipv6 sẽ bảo đảm tính bảo mật và thiết bị kết nối internet nhanh chóng hơn. Tại Việt Nam, công ty viễn thông FPT Telecom là một trong những đơn vị tiên phong sử dụng địa chỉ ipv6 cho khách hàng hộ gia đình và doanh nghiệp khắp các tỉnh thành trên cả nước.

vào sáng nay (ngày 31/8), PTGĐ Vũ Anh Tú thông báo đơn vị vừa cán mốc 1 triệu khách hàng gia đình của FPT Telecom đã dùng IPv6. Nhóm cộng sự phụ trách triển khai sẽ được mạng fpt thưởng nóng.

Với việc cán mốc ấn tượng này của FPT Telecom đạt được khi là đơn vị tiên phong cung cấp IPv6 tại Việt Nam cách nay hơn một năm, 1/7/2016. “Đây là thành quả tuyệt vời của nhóm cộng sự. Mục tiêu 1,5 triệu hay lớn hơn là 2 triệu khách hàng sẽ là thử thách tiếp theo”, anh Tú nói và tiết lộ hôm nay, Ban điều hành FPT Telecom quyết định thưởng “nóng” nhóm cộng sự phụ trách triển khai IPv6 của FPT Telecom. Sự phát triển của thuê bao mạng internet fpt ngày một tăng là nhờ vào sự nổ lực hết mình của đội ngũ cán bộ, công nhân viên của fpt khắp cả nước.

Theo như giám đốc Trung tâm điều hành mạng (NOC) Lương Duy Phương, từ khóa ngắn gọn nhất là “dùng IPv6 nhanh hơn 40%”. Băng thông không thay đổi nhưng cách truyền tin khác nhau nên IPv6 mang được nhiều thông tin hơn so với IPv4 nên sẽ nhanh hơn. “Tôi ví dụ, khách hàng dùng 5 cái camera IP. Với giao thức cũ IPv4, khách hàng phải config foward port 5 lần với 5 cổng kết nối (port) khác nhau trên thiết bị modem. Với IPv6, người này không cần phải config NAT nữa vì đã dùng IP công cộng”, anh phân tích. Qua đó chúng ta đã thấy được sự tiện ích của công nghệ mới này khi fpt Telecom áp dụng vào sẽ giúp cho khách hàng có những trải nghiệm mới nhất về công nghệ tiên tiến. Bạn sẽ lướt web tốc độ cao hơn trước khá nhiều nhưng giá thành sản phẩm mạng fpt lại không hề thay đổi.

Để dễ hình dung, anh Phương bổ sung, do modem thực hiện chức năng NAT (Network Address Translation – cho phép một hay nhiều địa chỉ IP nội miền được ánh xạ với một hay nhiều địa chỉ IP ngoại miền) để chuyển đổi địa chỉ IP riêng sang IP public nên một số thiết bị, ứng dụng trong nhà khách hàng muốn chạy ra public và ngược lại phải cấu hình trên modem để khi modem nhận được các yêu cầu từ public mà đẩy vào mạng private.

“Ví dụ như chúng ta có ba đứa con tên lần lượt là Tí, Tèo và sửu nhưng tên khai sinh của bọn trẻ là Minh, Tấn, Tài. Tên thật chỉ có bố mẹ biết, nên người ngoài muốn gặp cu Tài thì phải đi hỏi phụ huynh, họ mới chỉ Tài là ai trong 3 đứa”, Giám đốc NOC minh họa.

Cạnh đó, Giám đốc Trung tâm điều hành mạng còn cho hay, với IPv6, mọi thứ từ thiết bị gia dụng cho tới tự động đều có thể kết nối với nhau và chỉ ra 6 lợi ích của IPv6 gồm: Định tuyến hiệu quả hơn, xử lý các gói tin hiệu quả hơn, tiết kiệm băng thông, cấu hình mạng đơn giản, hỗ trợ dịch vụ mới và bảo mật.

Theo số liệu của Trung tâm mạng châu Á – Thái Bình Dương (APNIC), tính đến tháng 7/2017, tỷ lệ truy cập qua IPv6 của Việt Nam đạt khoảng 7%, thời điểm cao nhất lên tới 25%, với hơn 3,5 triệu người dùng IPv6, theo thống kê của phòng Lab Cisco. Hiện Việt Nam đứng thứ 2 khu vực ASEAN (sau Malaysia) và đứng thứ 5 khu vực châu Á về kết quả triển khai IPv6, sau 4 quốc gia/vùng lãnh thổ là Ấn Độ, Nhật Bản, Malaysia và Macao. Trong đó, FPT Telecom là nhà mạng dẫn đầu cả nước. APNIC cho hay, tỷ lệ ứng dụng trong mạng IPv6 của FPT Telecom đạt khoảng 28%, cao gấp 7 lần trung bình cả nước.

Với tốc độ phát triển của công nghệ ipv6 như hiện nay sắp tới thuê bao đăng ký mạng internet fpt sẽ nhanh chóng gia tăng, hạ tầng fpt telecom sẽ ngày một mở rộng hơn để bảo đảm phục vụ cho mọi nhà tại khắp các tỉnh thành trên cả nước.

(Người viết: internetvietnam)
5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *