tam-quan-trong-cua-cntt-voi-su-phat-trien
(Internetvietnam) Đối với mọi quốc gia trên thế giới “CNTT đã tạo ra một nền tảng phát triển mới mà ở đó mọi giá trị cá nhân được phát huy tối đa, ai cũng có thể tìm thấy cơ hội cho mình để nâng cao sức cạnh tranh, đóng góp vào chuỗi giá trị”, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam khẳng định tại Diễn đàn cấp cao CNTT Việt Nam – ASOCIO 2014 tại Hà Nội. 

Phó Thủ tướng cho rằng, phát huy CNTT là phát huy sáng tạo. Kể từ cuộc cách mạng thông tin ở thập kỷ trước, thế giới đã thay đổi chóng mặt. Cứ khoảng 10 giờ, lượng thông tin trao đổi qua Internet bằng toàn bộ lịch sử cộng lại. Đó là một con số rất lớn có tầm quan trọng trong việc phát triển đất nước “CNNT phát triển quá nhanh và chúng ta không thể bỏ lỡ. Trước đây, nếu lỡ mất một năm chúng ta có thể lấy lại được, nhưng giờ đây, nếu lỡ một tháng, lỡ một ngày, chúng ta sẽ muộn mãi mãi”, ông nhấn mạnh.


Đồng quan điểm, Chủ tịch Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ CNTT Việt Nam (VINASA) kiêm Chủ tịch FPT Trương Gia Bình nhìn nhận, nền tảng CNTT hay SMAC chính là cơ hội cho các nước, đặc biệt là Việt Nam phải nhanh chóng chớp lấy thời cơ. Khi đất nước có trình độ CNTT phát triển sẽ giúp cho đất nước đó có điều kiện phát triển hơn, tiết kiệm chi tiêu hơn và lao động hiệu quả hơn.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho hay: “CNTT tạo ra sự liên kết không giới hạn về không gian và thời gian, tạo cơ hội cho tất cả mọi người, trong đó có những người từ trước đến nay vẫn chịu nhiều thiệt thòi như nông dân có thể vươn lên”. Hiện nay tại các vùng nông thôn Việt Nam đã được công nghệ hóa, nhà nhà đều có thể sử dụng mạng internet của một số nhà mạng như VNPT, FPT, Viettel…. Chỉ cần ngồi nhà và gọi đến số của tổng đài ví dụ FPT 0905.525.320 là nhân viên tư vấn sẽ đến tận nơi để tư vấn và lắp đặt internet.

Với những ảnh hưởng lớn trong việc thay đổi xã hội của internet, đây cũng là nội dung đã được các lãnh đạo FPT chia sẻ trong chuyên đề SMAC – Nền tảng công nghệ phát triển thông minh, thuộc hội nghị ASOCIO.

Theo Chủ tịch FPT Software Hoàng Nam Tiến, mọi người có thể hình dung một cách rõ ràng về nền tảng mới này qua từ “trend” (xu hướng) phát triển của CNTT. Anh dẫn chứng, ngày nay, hầu như ai cũng có tài khoản Facebook, điện thoại thông minh… Bởi vậy, nếu các doanh nghiệp không chuyển dữ liệu lên Cloud sẽ nhanh chóng bị loại khỏi cuộc chơi.

tam-quan-trong-cua-cntt-voi-su-phat-trien-1
Chủ tịch FPT Software Hoàng Nam Tiến chia sẻ, đơn vị phấn đấu sẽ có 50.000 nhân lực làm việc trong mảng SMAC trong nhiều năm tới.

Từ góc độ quản lý, người đứng đầu FPT Software chỉ ra hai lợi ích thiết thực từ việc chuyển đổi dữ liệu: Doanh nghiệp sẽ tiết kiệm được 3% thay vì phải chi ra 2-5% chi phí cho các hệ thống IT. Bên cạnh đó, khi thực hiện chuyển đổi, các doanh nghiệp có thể nhanh chóng tiếp cận với khách hàng tiềm năng trong và ngoài nước đang hoạt động tích cực trên các mạng xã hội.

Hiện nay, “Tất cả doanh nghiệp IT đều nói về SMAC, về Cloud, điều đó cho thấy, những doanh nghiệp IT của Việt Nam không thể đứng ngoài cuộc chơi. Nếu trước đây, so với những công ty của Ấn Độ, khoảng cách của chúng ta là 10-20 năm, thì ngày nay, với mảng Cloud, khoảng cách giữa ta với các ông lớn được rút ngắn chỉ còn 1-2 năm. Cơ hội cạnh tranh đang sòng phẳng. Nếu không xúc tiến, cơ hội sẽ không còn”, anh Tiến chia sẻ.

Với chủ đề cơ hội cho các doanh nghiệp trẻ ASEAN, Giám đốc Công nghệ FPT Nguyễn Lâm Phương nhấn mạnh sự bình đẳng của các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ trong cuộc chơi này.

Anh Phương cho rằng, cứ 10 năm, cuộc cách mạng CNTT lại diễn ra một lần, khi ở ranh giới chuyển sang nền tảng mới thì điều quan trọng nhất chính là năng lực lãnh đạo về CNTT.

Thực tế chứng minh, chính Internet đã tạo ra thế giới phẳng mà ở đó, nhu cầu tìm kiếm, chia sẻ thông tin không còn giới hạn. Cơ hội thì nhiều bởi nó mở ra nhiều mô hình kinh doanh mới, nhưng đồng thời, thách thức lại là việc từng doanh nghiệp không thể tự thực hiện đơn lẻ mà phải cùng tham gia một “hệ sinh thái” để tạo ra môi trường bình đẳng cho tất cả.

Ở mảng giáo dục, Chủ tịch Đại học FPT Lê Trường Tùng tin tưởng, SMAC nói riêng và CNTT nói chung sẽ là giải pháp khả thi nhất để thực hiện triết lý giáo dục mới, nơi mà ở đó, việc học được hiểu là quá trình tự học suốt đời, còn hệ thống giáo dục, đào tạo chỉ là những tổ chức và quản lý việc tự học của người học.

Ngoài chủ đề này, TGĐ FPT IS Phạm Minh Tuấn đã có chia sẻ ngắn gọn về giao thông thông minh tại tọa đàm CNTT – Phương thức phát triển mới nâng cao hiệu quả dịch vụ công.

“Giao thông thông minh không phải điều gì quá mới mẻ trên thới giới, quan trọng là khi triển khai vào Việt Nam thì sẽ thế nào. Đều này sẽ giúp cho người dân nâng cao trách nhiệm khi tham gia giao thông. Hiện FPT IS tập trung vào việc áp dụng những công nghệ hiện đại để tạo sức cạnh tranh vươn ra ngoài quốc gia”, anh Tuấn cho hay.

Ở nội dung này, các diễn giả quốc tế đã mang đến thông tin đa chiều về việc ứng dụng CNTT nâng cao hiệu quả của các dịch vụ công tại Việt Nam cũng như kinh nghiệm triển khai từ các quốc gia khác như Thái Lan, Malaysia, Hàn Quốc, Nhật Bản… Các tham luận cũng đã nêu những ví dụ sống động về CNTT giúp vận hành bệnh viện thông minh, hệ thống thẻ khám bệnh thông minh, các ứng dụng CNTT cho hệ thống chăm sóc y tế tại gia đình, hệ thống quản lý, điều hành giao thông thông minh…

Là sự kiện quốc tế lớn nhất về công nghệ thông tin khu vực châu Á, châu Đại Dương, chủ đề của ASOCIO năm nay tập trung vào CNTT – phương thức phát triển mới kinh tế, xã hội và tái cấu trúc nông nghiệp.

“SMAC sẽ thay đổi thế giới một cách nhanh chóng, bởi vậy, làm thế nào để ngành nông nghiệp hưởng thụ được điều đó, để người nông dân nhờ công nghệ có cơ hội tạo ra năng suất cao nhất, kết nối họ với thị trường chính là bài toán mà ASOCIO sẽ đi tìm lời giải”, anh Bình nói.

Chia sẻ thêm, Theo các chuyên gia, việc ứng dụng CNTT trong lĩnh vực nông nghiệp đã đến thời điểm chín muồi. Tuy nhiên, để có thể thành công cần phải hội đủ 5 yếu tố: Người dân được truy cập Internet; hạ tầng cáp quang; đây là công nghệ cao nhất, truyền dữ liệu internet và chống nhiễu tốt nhất trên thế giới,  hệ thống thông tin cho nông nghiệp; đào tạo cho người dân và các phần mềm ứng dụng cho nông nghiệp.

Nắm được xu hướng này, FPT đã bắt tay Tập đoàn Fujitsu Nhật Bản hợp tác triển khai dịch vụ Akisai Cloud (Dịch vụ hỗ trợ toàn diện giải pháp quản lý nông nghiệp trên nền công nghệ điện toán đám mây) của Fujitsu tại Việt Nam. Trong giai đoạn thử nghiệm, Fujitsu sẽ thiết lập một nhà kính tại Hà Nội và thí điểm ứng dụng Akisai trên một loại cây trồng phù hợp.

“Tôi rất ấn tượng với chiến lược lấy con người làm trung tâm và định hướng phát triển nông nghiệp của Fujitsu. Với người Việt Nam, nói đến CNTT còn có vẻ xa vời, nhưng nói đến nông nghiệp thì giống như đã chạm vào trái tim của mỗi người dân. Nông nghiệp đang đặt ra vấn đề bức thiết trên toàn cầu khi có 1 tỷ người đang đói, 2 tỷ người thu nhập dưới 1 USD mỗi ngày”, Chủ tịch FPT chia sẻ sau thỏa thuận hợp tác.

Việt Nam có nhiều lợi thế trong sản xuất nông nghiệp, song người nông dân vẫn ít được hưởng lợi từ những gì họ làm ra. Nông nghiệp Việt Nam hiện chủ yếu vẫn là sản xuất nhỏ dựa vào kinh tế hộ gia đình, năng suất lao động còn thấp hơn cả Lào, Campuchia…

“Nền nông nghiệp Việt Nam hiện chưa gắn nhiều với công nghệ, trong đó có CNTT. Cùng với đẩy mạnh cải cách thể chế, tôi hy vọng rằng những thành tựu về ứng dụng CNTT trong nông nghiệp được chia sẻ tại diễn đàn này sẽ là những bài học quý để Việt Nam vận dụng nhằm phát triển nền nông nghiệp theo yêu cầu xanh, sạch và bền vững trong bối cảnh phải đương đầu với các thách thức mới”, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhấn mạnh.

Vietnam – ASOCIO ICT Summit 2014 là sự kiện quốc tế lớn nhất về công nghệ thông tin khu vực châu Á, châu Đại Dương do Tổ chức Công nghiệp điện toán châu Á – châu Đại Dương (ASOCIO) tổ chức thường niên luân phiên tại các nền kinh tế trong khu vực. Sau 11 năm, đây là lần thứ hai Việt Nam giành được quyền đăng cai sự kiện quan trọng này. Năm nay, Diễn đàn diễn ra trong 4 ngày, từ 28 đến 31/10/2014 tại Hà Nội và Đà Nẵng với chủ đề “CNTT – phương thức phát triển mới kinh tế, xã hội và tái cấu trúc nông nghiệp”, thu hút sự tham gia của hơn 700 đại biểu.

Theo dự báo của IDC và Gartner, dự kiến từ năm 2015-2016, doanh thu từ SMAC sẽ đạt tới 1.200 tỷ USD. Trong đó, mảng Social có 2,18 tỷ người dùng, đạt 34 tỷ USD doanh thu. Mảng Mobility tăng số lượng người sử dụng thiết bị di động lên 1,3 tỷ, với 2 tỷ thiết bị kết nối, đạt 735 tỷ USD doanh thu. Mảng Big Data cần thêm 4,4 triệu kỹ sư với tổng doanh thu 232 tỷ USD. Và mảng Cloud sẽ đạt 207 tỷ USD doanh thu.

Như vậy: Khi chúng ta biết tận dụng CNTT vào cuộc sống sẽ giúp cho cá nhân lao động tốt hơn, năng suất cao hơn, tiết kiệm thời gian, chi phí, để có thể làm giàu cho đất nước.

Nguồn: https://internetvietnam.net

Xem thêm >>> Tốc Độ Download Internet Việt Nam Xếp Vị Thứ Cao Trên Thế Giới

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *