Thời gian gần đây cộng động mạng hết sức bàng hoàng khi biết được thông tin của mình có nguy cơ bị lộ, sẽ bị một số đối tượng thu thập thông tin qua facebook, khai thác triệt để nhằm mục đích quảng cáo hoặc đưa ra các nội dung có chủ đích. Sau vụ bê bối rò rĩ hơn 50 triệu tài khải người dùng facebook đã khiến người dùng mạng xã hội lớn nhất hành tinh này lo ngại. Nhiều người dùng đã có thắc mắc là dữ liệu thông tin của mình bị khai thác như thế nào và sử dụng ra sao và ai sẽ là người sử dụng nó? bài viết này chúng tôi sẽ giải đáp một số thắc mắc này.

Cách thức thu thập thông tin qua facebook của bên thứ ba.

Khi bạn đăng ký Facebook, mạng xã hội sẽ thu thập tên, tuổi, giới tính, email, số điện thoại… trong quá trình sử dụng dữ liệu vị trí, hình ảnh… sẽ được facebook lưu trữ, nhằm vào mục đích riêng của họ, khi biết được danh tính người dùng thì Facebook bắt đầu bán quảng cáo cho một số công ty sao cho đúng với thói quen phù hợp sở thích của người dùng. Bên cạnh đó Facebook sẽ tiếp tục khai thác triệt để thông tin cá nhân này bằng cách bán lại cho các nhà phát triển ứng dụng, công ty đối tác thứ ba.

thu thập thông tin qua facebook

Trong khoảng từ năm 2007 đến 2013, nền tảng facebook Platform cho phép bên thứ ba trích xuất thông tin không chỉ một tài khoản người dùng, mag còn có thể thu thập dữ liệu của những tài khoản mà bạn đã kết bạn. Ví dụ bạn có 2000 bạn bè, ứng dụng bên thứ ba thông qua Facebook Platform có thể thu thập được thêm thông tin của 2000 người khác chỉ từ tài khoản của bạn. Như vậy bạn bè càng nhiều thì dữ liệu thông tin cá nhân sẽ tăng theo cấp số nhân.

Qua thời gian 7 năm facebook đã nhận ra nguy cơ tiềm ẩn về rò rĩ dữ liệu và đã siết chặt sau đó (năm 2014) bằng cách đưa thêm ứng dụng tuỳ chọn là phải có sự đồng ý của người dùng theif mới được lấy thông tin. Nếu từng sử dụng ứng dụng bên thứ 3, chắc hẳn bạn đã từng nhận được câu hỏi của facebook: có cho phép truy cậ vào hình ảnh, dòng thời gian, danh sách bạn bè,… hay không? Lúc này thông tin vẫn bị thu thập nhưng phải có sự đồng ý của người dùng.

Ngoài ra, Group hay trang fanpage cũng là một công cụ thu thập thông tin khá hữu hiệu. Việc thích, theo dõi hay gia nhập đều là hành động đưa dữ liệu thông tin cá nhân cho bên thứ ba. Facebook không cho phép làm như vậy nhưng vẫn có công cụ có thể trích xuất thu thập thông tin qua facebook để lấy thông tin cá nhân người dùng này.

Bên Thứ 3 làm gì khi thu thập thông tin qua facebook.

Thông thường việc thu thập thông tin qua facebook sẽ được bán cho các nhà quảng cáo. Phổ biến nhất sẽ là quảng cáo định hướng. Ví dụ, trong dữ liệu có hình ảnh và các điểm đến mà bạn vẫn thường xuyên lui tới. Sau khi phân tích, sẽ có địa chỉ cửa hàng xung quanh địa điểm đó, hoặc những món ăn tương tự được nhà quảng cáo gợi ý ngay trên newsfeed của bạn.

Bên cạnh đó, những tin nhắn rác hay email spam thường hay xuất hiện cũng là do vấn nạn dữ liệu cá nhân mà bên thứ ba bán ra. Với số điện thoại, email, tên tuổi có sẵn, việc nhà quảng cáo làm duy nhất: gửi nội dung hàng loạt đến danh sách có sẵn và việc này sẽ được thực hiện qua phần mềm gửi quảng cáo tự động theo nhiều cách thức khác nhau như SMS, email,…

Nghiêm trọng hơn, dữ liệu thông tin cá nhân của người dùng facebook được bán cho các tổ chức tài chính, tín dụng, ngân hàng, mua bán nhà đất, bảo hiểm,… từ đây các tổ chức này bắt đầu phân tích số liệu, tìm hiểu bạn hoặc cho nhân viên gọi điện thoại chào hàng hàng loạt, hết công ty này gọi đến tổ chức khá gọi sẽ gây phiền nhiễu cho người dùng.

Trong tuyển dụng, dữ liệu facebook cũng rất quan trọng. Nhà tuyển dụng cũng cso thể thông qua trạng thái chia sẻ, ảnh chụp, cột mốc công việc… để xem ứng viên này có những kinh nghiệm làm việc mà mình hài lòng hay không.

Ở cấp độ cao hơn, dữ liệu thông tin cá nhân có thể được bán cho các hoạt động chính trị nhằm định hướng dư luận hay phát tán tin tức sai sự thật hay có lợi trong việc chạy đua tranh cử. Vụ bê bối của facebook mà cụ thể ở đây là Cambridge Analytica đã được thuê vào tháng 6/2016 để phân tích thông tin cá nhân của hơn 50 triệu tài khoản facebook trước giai đoạn bầu cử tổng thống Mỹ năm 2016, ngay sau đó tác động đến kết quả của bầu cử đã thể hiện rõ đến đều này. Vào cuối năm 2017, Facebook đã bị cáo buộc đã hiển thị và lan truyền thông tin nội dung quảng cáo có lợi cho Donald Trump. Không ít chuyên gia phân tích cũng cho rằng chiến thắng của tống thống Mỹ Donald Trump là nhờ vào mạng xã hội.

Hiển nhiên, một khi dữ liệu đã được chia sẻ trên Facebook cũng đồng nghĩa với việc bạn đã mất khả năng kiểm soát chúng, chúng sẽ bị một số đội tượng thu thập thông tin qua facebook. Do đó người dùng chỉ còn một cách duy nhất là xoá tài khoản Facebook thì bạn mới thoát khỏi bị thu thập dữ liệu. Tuy nhiên, đó chỉ là giải pháp hiện tại, bởi facebook và bên thứ 3 chưa quên bạn đã chia sẻ gì trong quá khứ.

Trong vụ rò rĩ thông tin lớn nhất trong lịch sử Facebook được giới truyền thông đăng tải vào ngày 17/3. Công ty phân tích dữ liệu người dùng Cambridge Analytica bị phát hiện sở hữu lương thông tin cá nhân của hơn 50 triệu tài khoản Facebook. Kho thông tin dữ liệu người dùng này được mua lại từ Aleksandr Kogan, Giảng viên trường Đại Học Cambridge thông qua việc thu thập thông tin dựa trên ứng dụng Thisisyourdigitallife. Vụ việc đã gây rúng đôgj bởi kho dữ liệu được cho là dùng để phân tích, tạo nội dung quảng cáo ủng hộ Donald Trump trong cuộc chạy đua tranh cử chức tổng thống Mỹ năm 2016. Con số 50 triệu tài khoản này tương đương với 25% số cử tri Mỹ trong thời gian đi bầu cử năm 2016.

Qua vụ việc trên, mới thấy được nguy cơ lộ thông tin cá nhân khá nguy hiểm trên mạng xã hội. Vì vậy chúng tôi khuyên bạn không nên đăng những thông tin thực về bản thân mình hay viết những dòng trạng thái không cần thiết, chỉ nên dùng khi cần thiết và không nên quá lạm dụng mạng xã hội.


Đăng bởi: Internet Việt Nam

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *