tuyen-cap-quang-bien-apg-sap-di-vao-hoat-dong
 Thời gian qua, tuyến cáp quang biển AAG vào Việt Nam với dung lượng 2,88Tbps luôn thường xuyên gặp sự cố đứt cáp làm cho việc truy cập internet ở Việt Nam tới các website có máy chủ đặt tại nước ngoài như youtube, facebook,… thường xuyên bị chậm.

Sắp tới sẽ có một tuyến cáp mới thay thế đó là tuyến cáp APG (Asia Pacific Gateway) với khả năng cung cấp băng thông đỉnh lên tới 54 Tb/s sẽ đi vào hoạt động và sẽ dần là giải pháp cho việc truy cập internet khi tuyến cáp quang AAG gặp sự cố
Đây là tuyến cáp quang dài 10.400 km đặt ngầm dưới biển Thái Bình Dương. Cáp có điểm kết nối ở Trung Quốc đại lục, Hồng Kông, Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia, Singapore, Thái Lan và Việt Nam.

Năm 2009, một số công ty viễn thông các công ty từ khắp châu Á đã công bố họ sẽ đầu tư vào các dự án APG bao gồm Chunghwa Telecom (Đài Loan), China Telecom (Trung Quốc), China Unicom (Trung Quốc), KT Corporation (Hàn Quốc), NTT Communications (Nhật Bản) , PLDT (Philippines), Telekom Malaysia (Malaysia) và VNPT (Việt Nam).

Sự cần thiết của cáp mới này đã trở nên rõ rệt hơn khi tuyến cáp quang biển AAG (Asia-America Gateway) liên tục gặp một loạt các sự cố gây ảnh hưởng đặc biệt nghiêm trọng tới kết nối Internet đi quốc tế của các quốc gia như Việt Nam và Malaysia.

Tháng 8/ 2012, một số tập đoàn, công ty viễn thông của các nước đã phát động xây dựng tuyến cáp quang biển ASE (Asia Submarine-Cable Express) có chiều dài 7.800 km với công suất đỉnh là 15Tbps kết nối Nhật Bản với Philippines, Hồng Kông, Malaysia, và Singapore.

Các sợi cáp APG mới sẽ kết nối tới điểm trung chuyển tại Nam Thái Bình Dương (PC-1) ở Osaka- Nhật Bản, sau đó kết nối tới Mỹ. Cáp ASE cũng kết nối linh hoạt với điểm trung chuyển Bắc Thái Bình Dương (PC-1) từ Tokyo.

tuyen-cap-quang-bien-apg-sap-di-vao-hoat-dong-1

Ảnh: các tuyến cáp quang kết nối giữa bờ tây nước Mỹ với Hồng Công và Singapore.

Việc tuyến cáp quang có dung lượng “khủng” nhất châu Á sẽ đi qua Việt Nam chắc chắn được chờ đợi sẽ giúp tăng tốc độ kết nối Internet cho người dùng Việt Nam cũng như giảm bớt sự phụ thuộc của nước ta vào tuyến cáp quang AAG thường xuyên gặp trục trặc.

 

(Theo xahoithongtin)
5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *