fpt-dau-tu-phat-trien-kinh-doanh-nuoc-ngoai
FPT là một trong những tập đoàn của Việt Nam tiên phong trong lĩnh vực công nghệ. Trong thời gian qua, fpt đã không ngừng phát triển lớn mạnh trong nước và đang đầu tư phát triển kinh doanh ra các thị trường của các nước trong khu vực Châu Á. FPT đang tìm cách vương ra xa hơn nữa sang các thị trường Châu Âu, Mỹ, đem lại vinh danh cho doanh nghiệp Việt Nam. Theo đại diện FPT, năm 2016 và các năm tiếp theo được coi là những năm điểm ngoặt của FPT. FPT kỳ vọng, doanh thu từ thị trường nước ngoài sẽ lớn hơn doanh thu từ thị trường trong nước.

Theo như báo cáo gần đây nhất, doanh số từ thị trường nước ngoài của fpt đã góp 12% doanh thu.
Năm 2015 là năm thứ ba trong làn sóng toàn cầu hóa thứ ba của FPT. Ở làn sóng toàn cầu hóa này, FPT tham gia sân chơi toàn cầu ở tất cả các lĩnh vực kinh doanh của tập đoàn với 2 hướng chính là cung cấp dịch vụ CNTT theo các xu hướng công nghệ mới nhất tại thị trường các nước phát triển, tận dụng cơ sở hạ tầng sẵn có, mang những sản phẩm dịch vụ FPT đã thành công trong nước để mở rộng kinh doanh tại thị trường các nước đang phát triển.


vừa qua, đại diện lãnh đạo FPT cho biết, trong năm 2015 vừa qua, định hướng đẩy mạnh chiến lược toàn cầu hóa được FPT triển khai mạnh mẽ và đạt được những kết quả khả quan. Tất cả các đơn vị thành viên của FPT đều có sự tăng trưởng tốt về doanh thu và lợi nhuận từ thị trường nước ngoài. Doanh thu từ thị trường nước ngoài toàn tập đoàn ước đạt 4.859 tỷ đồng, tương đương 221 triệu USD, tăng 41% so với năm 2014. Lợi nhuận trước thuế ước đạt 674 tỷ đồng, tương đương 31 triệu USD, tăng 17%. Như vậy hiện doanh thu từ thị trường nước ngoài chiếm khoảng 12% tổng doanh thu của FPT.

Năm 2015, quy mô hiện diện của FPT tiếp tục được mở rộng theo chiều sâu thông qua việc đẩy mạnh hoạt động hiện có tại 19 quốc gia mà FPT đã có mặt. Chẳng hạn như mở thêm 2 trung tâm phát triển nguồn nhân lực cho lĩnh vực xuất khẩu phần mềm tại Philippines và Myanmar.
Bên cạnh đó, vị thế của công ty cũng tiếp tục được khẳng định với việc lần thứ 3 liên tiếp lọt vào TOP 100 Nhà cung cấp dịch vụ Ủy thác (Outsourcing) toàn cầu do Hiệp hội các chuyên gia Outsourcing chuyên nghiệp quốc tế đánh giá. Bên cạnh đó, FPT là công ty duy nhất của Việt Nam và là một trong 40 công ty trên thế giới được Amazon Web Services công nhận là đối tác Quản trị Dịch vụ (Managed Services Partner) và đối tác không ngừng học hỏi của hãng, trở thành đối tác Cloud Chiến lược của Microsoft Nhật Bản.
Tại thị trường các nước phát triển, đặc biệt là Mỹ, Nhật Bản, FPT liên tiếp có những hợp đồng cung cấp dịch vụ theo xu hướng công nghệ S.M.A.C với các tập đoàn lớn trong lĩnh vực hàng không, truyền hình, năng lượng, tự động hóa…

Cụ thể, tại thị trường Nhật, mới đây nhất FPT cũng đã nhận được bằng khen của Thủ tướng vì có nhiều đóng góp cho ngành CNTT-TT Việt Nam, góp phần mở rộng quan hệ hợp tác Việt Nam – Nhật Bản trong lĩnh vực CNTT. Bên cạnh đó, việc mua lại công ty RWE IT Slovakia (đơn vị thành viên của Tập đoàn RWE) đã tạo động lực quan trọng giúp FPT tăng trưởng mạnh mẽ tại thị trường châu Âu và tạo ra được tệp khách hàng mới trong lĩnh vực năng lượng. Đơn cử như hợp đồng trong vòng 3 năm với E.ON, Tập đoàn Năng lượng hàng đầu châu Âu. Theo đó, FPT sẽ cung cấp cho E.ON các dịch vụ: phát triển phần mềm (Software Developing), kiểm thử (Testing) và quản trị dự án (Project Management). Giá trị của dự án được kỳ vọng có thể lên tới trên 10 triệu USD.

Tại thị trường các nước đang phát triển, bên cạnh việc mở hai trung tâm phát triển nguồn nhân lực tại Philippines và Myanmar, FPT đã thắng thầu các dự án lớn. Chẳng hạn như, dự án Hệ thống ứng dụng quản lý thuế VAT cho chính phủ Bangladesh có quy mô 33,6 triệu USD. Để thắng thầu dự án này, FPT đã vượt qua 5 công ty tên tuổi  đến từ các quốc gia lớn như Anh, Pháp, Canada, Trung Quốc và Luxembourg. Đây cũng là dự án theo hình thức “chìa khóa trao tay” lớn nhất Bangladesh. FPT cũng đã được Bộ Tài chính Campuchia lựa chọn để thực hiện dự án Hệ thống thông tin quản lý Tài chính cho Kho bạc Nhà nước. Dự án có giá trị gần 10 triệu USD được tài trợ vốn bởi Ngân hàng Thế giới.

Cũng trong năm 2015, FPT là doanh nghiệp nước ngoài đầu tiên được cấp giấy phép cung cấp dịch vụ viễn thông tại Myanmar, với giấy phép này, FPT được phép triển khai hạ tầng tuyến trục quốc gia, cung cấp đầy đủ các dịch vụ viễn thông cố định và các dịch vụ giá trị gia tăng khác như truyền hình qua internet, trò chơi trực tuyến (Game Online), báo điện tử (e-News), thương mại điện tử (e-Commerce), tên miền (Domain), lưu trữ website chuyên biệt (Hosting),…. “Đổi mới để tăng trưởng”.

Chia sẻ về những mục tiêu, kỳ vọng của FPT trong năm 2016 và các năm tiếp theo đối với định hướng toàn cầu hóa, đại diện lãnh đạo FPT nhấn mạnh, năm 2016 và các năm tiếp theo được coi là những năm điểm ngoặt của FPT. FPT kỳ vọng, doanh thu từ thị trường nước ngoài sẽ lớn hơn doanh thu từ thị trường trong nước.
Để đạt được kỳ vọng nêu trên, doanh thu từ thị trường nước ngoài của FPT trong năm 2016 và những năm tiếp theo cần đạt được con số tăng trưởng 40%/năm. Do đó, định hướng toàn cầu hóa của FPT trong năm 2016 và các năm tới sẽ là “Đổi mới để tăng trưởng”.

fpt đầu tư thị trường nước ngoài

Cụ thể, với định hướng toàn cầu hóa, lãnh đạo FPT dự kiến sẽ có 5 thay đổi cơ bản cũng là 5 nội dung công việc sẽ được tập trung triển khai trong thời gian tới, đó là:
Thứ nhất, FPT sẽ liên tục cải tiến về mô hình tổ chức, mô hình kinh doanh để bắt kịp các cơ hội và các thay đổi đang đến.

Thứ hai, về mặt chính sách, FPT đã, đang và sẽ tiếp tục phát triển một môi trường mà mỗi người có thể phát huy tốt nhất năng lực của mình để đóng góp cho sự tăng trưởng. Ngoài ra, FPT sẽ đẩy mạnh nhiều chính sách để thu hút người tài trong và ngoài nước.
Thứ ba, FPT sẽ dịch chuyển mạnh hơn nữa từ việc cung cấp dịch vụ theo hợp đồng dưới hình thức hợp đồng xác định theo thời gian (man-month) sang hình thức hợp đồng trọn gói hay có giá cố định (fixed-price).
Thứ tư, sẽ mở rộng hoạt động kinh doanh từ thương mại sang đầu tư theo hình thức PPP cho 1 số thị trường như Myanmar và Bangladesh. Ví dụ như: cổng thanh toán liên ngân hàng tại Myanmar, hệ thống thông tin điện lực cho Bangladesh.
Thứ năm, FPT sẽ thúc đẩy ứng dụng 2 xu hướng công nghệ toàn cầu là S.M.A.C và IoT trong tất cả các hoạt động.

Ngoài ra, đại diện FPT cũng cho biết thêm, bên cạnh các thị trường truyền thống, ở một số thị trường mới như Myanmar và Bangladesh, trong chặng đường sắp tới FPT sẽ tham gia vào các lĩnh vực viễn thông, điện lực, ngân hàng.

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *