xay-dung-mang-internet-bang-giao-thuc-ipv6
IP (Internet Protocol) là một trong những giao thức nền tảng giúp xây dựng nên mạng Internet hiện nay. Trong đó, IPv6 (Internet Protocol version 6) là thế hệ tiếp theo, sẽ thay thế giao thức IPv4. Lý do chính cho việc thay đổi này là sự hạn chế trong số lượng mà địa chỉ IPv4 có thể cấp phát.

Ngày nay mạng internet đã trở nên phổ biến trên khắp thế giới dần giao thức cũ Ipv4 đã trở nên cạn kiệt tài nguyên. Lượng địa chỉ IPv4 còn lại chỉ có thể đủ dùng cho ít năm tới và nếu chúng ta không có những quyết định thông minh thì điều này sẽ gây cho internet những khó khăn rất lớn. Những quyết định này phải được tính trước nếu không sẽ rất phức tạp và kéo theo chi phí lớn.
Chúng ta không còn nhiều thời gian nữa. Lượng tiêu thụ địa chỉ IPv4 trên thực tế ngày càng tăng nhanh. Nếu bạn chưa quan tâm và chưa theo kịp tình hình thì thời điểm này bạn hãy nên biết : Chờ đợi đến giây phút cuối cùng thì cái giá phải trả là rất đắt trong khi những người đi trước đã có thể kinh doanh những dịch vụ mới.

Việc cạn kiệt nguồn địa chỉ IPv4 sẽ tác động lớn đến công việc kinh doanh của các ISP hiện có. Ở phạm vi lớn hơn, đến một thời điểm nào đó, nó sẽ tác động lớn tới sự ra đời của các ISP mới. Do vậy, cạn kiệt IPv4 ảnh hưởng mạnh tới các vùng đang phát triển như châu Á, châu Phi và Mỹ latinh, những nơi đang có tỷ lệ sử dụng internet thấp.

Nếu công việc kinh doanh của bạn gắn liền với internet thì trước hay sau, ban cũng sẽ bị ảnh hưởng. Hành động trước hay sau, điều này tác động ở mức độ khác nhau đến công việc kinh doanh của bạn.

Chúng ta có một vài phương pháp hữu hiệu để giảm tối thiểu những khó khăn do cạn kiệt IPv4 gây ra, và rõ ràng một số giải pháp trong số đó sẽ được sử dụng một cách song song

Hiện trạng Tài

Trong bối cảnh cạn kiệt lượng địa chỉ IPv4, các thiết bị IoT ngày càng được ứng dụng rộng rãi, FPT Telecom (FPT Telecom) đã đẩy nhanh việc triển khai IPv6 để đáp ứng nhu cầu phát triển.

Quá trình triển khai

xay-dung-mang-internet-bang-giao-thuc-ipv6-1

Thiết kế mô hình công nghệ 6PE

Để đạt được kết quả tốt và nhanh nhất thì công tác khảo sát và tham khảo các ISP hàng đầu thế giới là hết sức quan trọng nhất. Vì vậy, FPT Telecom đã tham khảo ý kiến cùng với các đối tác như Microsoft và Juniper và các ISP lớn như AT&T… để chọn ra giải pháp triển khai IPv6 phù hợp với môi trường cũng như điều kiện của FPT Telecom.

Việc quyết định triển khai công nghệ 6PE, 6VPE cho mạng core nhằm giúp việc phát triển hạ tầng được đơn giản, nhanh chóng và ít rủi ro. Công nghệ này cho phép việc triển khai IPv6 đáp ứng được hầu hết dịch vụ mà FPT Telecom cung cấp.

Để đảm bảo sự ổn định của dich vụ khi triển khai thêm IPv6, FPT Telecom đã chọn giải pháp Dual Stack cho các Khách hàng dịch vụ băng rộng mà không cần thay đổi thiết bị đầu cuối.

xay-dung-mang-internet-bang-giao-thuc-ipv6-2

DualStack Model Design.

Những thử thách liên tiếp

Thử thách đầu tiên khi triển khai IPv6 là các modem hiện tại đều không có hỗ trợ công nghệ này. Giải pháp thạm thời là dùng máy tính hoặc các loại firmware của bên thứ ba có hỗ trợ IPv6 để sử dụng trong môi trường lab. Hiện tại, các modem của FPT Telecom hầu hết đã hỗ trợ tốt IPv6.

Thử thách tiếp là hàng loạt khách hàng than phiền không sử dụng được Internet. Đội phản ứng nhanh đã tìm ra nguyên nhân do modem không hoạt động chính xác với giao thức DNS, trong khi khách hàng online không thể phân giải được DNS. Ngay lập tức, đội triển khai đã làm việc với đối tác cung cấp modem để sửa lỗi firmware.

Khó khăn nối tiếp khó khăn, hạn chế của hạ tầng access do một port PON trên thiết bị OLT có khách hàng sử dụng modem hỗ trợ IPv6 và một số lại không hỗ trợ. Theo đó, nếu triển khai chung một profile IPv6 cho toàn bộ khách hàng thì sẽ gây lỗi cho các thiết bị không hỗ trợ tốt IPv6. Vì vậy, đội triển khai buộc phải thay đổi thiết kế sang hướng cấp profile cho từng khách hàng riêng lẻ.

Cải tiến chất lượng sản phẩm

Sau khi thu thập các số liệu đo đạc và phân tích, đội kỹ thuật nhận thấy trong một khoảng thời gian dài khách hàng thử nghiệm IPv6 đã gặp tình trạng online IPv6 chập chờn. Đây là bài toán tương đối khó do số lượng khách hàng IPv6 đã lên đến con số 300.000. Sau gần một tháng nghiên cứu cộng với sự phân tích và phối hợp chặt chẽ của các đơn vị kỹ thuật, lỗi nằm ở việc modem bị lập trình sai trong việc khai báo địa chỉ MAC trong tiến trình DHCPv6, làm cho một số địa chỉ MAC bị trùng với nhau đã được tìm ra. Hiện firmware sửa lỗi này đang được cập nhật cho toàn bộ modem trên hệ thống.

Khi được khoảng 100.000 khách hàng sử dụng IPv6, hệ thống RADIUS bị quá tải do lưu giữ từng địa chỉ IPv6 cho từng khách hàng. Để tăng khả năng mở rộng của hệ thống, đội kỹ thuật phải thiết kế lại thiết bị BRAS để khách hàng khi online sẽ dùng địa chỉ IPv6 do BRAS cấp thay vì RADIUS. Cách cấp địa chỉ phân tán này sẽ tăng khả năng mở rộng hơn cách cấp địa chỉ tập trung.

Kết Quả Khả Quan Về Sự Phát Triển Giao Thức IPv6.

Hiện tại, FPT Telecom bắt đầu gặt hái được nhiều thành công khi là đơn vị ISP tiên phong hoàn thành kế hoạch triển khai hơn 600.000 khách hàng IPv6. Không chỉ gặt hái được các thành tựu trong nước, trên thị trường toàn cầu, công ty khẳng định là đơn vị có tốc độ triển khai thần tốc và chất lượng với xếp hạng thứ 12 trong các công ty triển khai dịch vụ này trên thế giới. Lượng traffic đang lưu thông trong mạng sử dụng IPv6 là khoảng 370Gbps. Các trang nội dung chính của FPT như FShare, VnExpress… cũng đều đã hỗ trợ  IPv6 một cách hiệu quả.

(Theo chungta)
5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *